Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, có ba khái niệm phổ biến là OEM, ODM và OBM. Chúng thường được sử dụng rộng rãi trong ngành và có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất.
Hàng OEM là gì?
Như đã đề cập ở các bài viết trước, thuật ngữ OEM là từ viết tắt từ Original Equipment Manufacturer hay còn gọi là nhà sản xuất thiết bị gốc. OEM thường được dùng để chỉ các công ty, công xưởng thực hiện các công việc sản xuất theo thiết kế, thông số kỹ thuật được đặt trước và bán sản phẩm cho công ty khác.
Như vậy, hàng OEM là các sản phẩm được sản xuất bởi công ty OEM dựa trên thiết kế và thông số kỹ thuật của công ty đặt hàng.
Ví dụ, công ty A đã có bản thiết kế và muốn sản xuất một sản phẩm, nhưng không có khả năng sản xuất nội bộ, công ty A có thể liên hệ với công ty B – công ty OEM để thuê công ty B sản xuất sản phẩm đó theo yêu cầu và thiết kế đã được định trước. Công ty A sau đó sẽ bán sản phẩm dưới thương hiệu của mình và công ty B sẽ nhận phí gia công và sản xuất theo thoả thuận đã ký kết.
Hàng ODM là gì?
Hàng ODM là các sản phẩm được thiết kế và sản xuất bởi một công ty ODM (Original Designed Manufacturer – Nhà thiết kế sản phẩm gốc) dựa trên yêu cầu và chỉ định của khách hàng. Công ty ODM thường chuyên về việc thiết kế và tạo ra các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, đáp ứng các thông số kỹ thuật và yêu cầu cụ thể.
Khi một doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh một sản phẩm nhưng gặp khó khăn trong việc thiết kế hoặc tạo ra mẫu mã của sản phẩm. Trong trường hợp này, họ thuê công ty ODM để giúp giải quyết vấn đề thiết kế và tạo ra sản phẩm thực tế. Công ty ODM sẽ sử dụng nguồn lực của mình để biến ý tưởng thành một sản phẩm hoàn chỉnh và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Ví dụ, nếu công ty A có ý tưởng về một sản phẩm nhưng không có khả năng thiết kế và sản xuất, họ có thể thuê công ty ODM (công ty B) để thiết kế và sản xuất sản phẩm đó theo yêu cầu và chỉ định của công ty A. Công ty B sẽ đảm nhận nhiệm vụ chính là biến ý tưởng thành một sản phẩm thực tế và đáp ứng yêu cầu của công ty A.
Điểm khác biệt giữa hàng OEM và hàng ODM là trong trường hợp hàng OEM, công ty đặt hàng chủ yếu quản lý quy trình sản xuất, trong khi trong trường hợp hàng ODM, công ty ODM chủ yếu chịu trách nhiệm thiết kế, gia công sản phẩm.
Hàng OBM là gì?
Hàng OBM là các sản phẩm được bán dưới thương hiệu của một công ty nhưng lại không được công ty đó trực tiếp thiết kế, sản xuất mà được một bên công ty khác chịu trách nhiệm cho quá trình này.
Công ty OBM không đóng vai trò sản xuất hay thiết kế, mà thay vào đó, nhiệm vụ chính của họ là phát triển thương hiệu và duy trì uy tín mà thương hiệu mang lại cho khách hàng.
Có thể hiểu loại hình công ty này như một thương nhân. Họ không tự sản xuất sản phẩm mà sử dụng sản phẩm của công ty khác sau đó đặt tên theo thương hiệu của mình.
Lợi thế của các mặt hàng OEM, ODM, OBM đối với các doanh nghiệp là gì?
Các loại hàng OEM, OBM và ODM đều có những lợi thế riêng của chúng, tuy nhiên dưới đây là một số lợi thế nổi bật mà những mặt hàng này mang lại.
- Tiết kiệm chi phí và tối ưu quy trình sản xuất
Tuy việc tự mình sản xuất hay thiết kế giúp doanh nghiệp chủ động quản lý quy trình sản xuất các sản phẩm, sẽ khiến doanh nghiệp phải chịu thêm rất nhiều khoản chi phí như đầu tư hệ thống sản xuất, nhân lực, đào tạo,… Thay vào đó, khi thuê công ty dịch vụ để thực hiện quá trình này, doanh nghiệp sẽ vừa giảm thiểu được các chi phí đầu tư sản xuất, mặt khác hạn chế các rủi ro phát sinh trong quá trình sản xuất. Mặt khác, doanh nghiệp vì vậy cũng có thể thử nhiều mặt hàng cùng lúc mà không phải quá lo lắng về chi phí đầu tư sản xuất.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều
Vì uỷ thác cho các công ty dịch vụ sản xuất theo dây chuyền đáp ứng yêu cầu của đơn đặt hàng, nhờ vậy các mặt hàng theo các mô hình này có chất lượng đồng đều, đạt chuẩn các tiêu chí mà doanh nghiệp đặt ra.
- Tăng tính cạnh tranh trên thị trường
Nhờ lợi thế về mặt chất lương cũng như chi phí sản xuất thấp, các mặt hàng OEM, ODM, OBM hoàn toàn tự tin cạnh tranh với các dòng sản phẩm khác trên thị trường
- Tập trung vào yếu tố cốt lõi
Các doanh nghiệp có thể tập trung vào yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp mà không phải lo lắng về quá trình sản xuất và gia công chi tiết.
- Tiếp cận được thị trường rộng hơn
Các công ty dịch vụ có thể tuỳ chỉnh sản phẩm theo yêu cầu và thị hiếu của khách hàng một cách linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng trên thị trường.
Trên đây là các thông tin cần thiết để phân biệt hàng hoá OEM ODM OBM trong xuất nhập khẩu. Mong bài chia sẻ của Kuai Logistics sẽ hữu ích, giúp doanh nghiệp có những kiến thức nhất định và lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp.