Xuất nhập khẩu hoá chất là một hoạt động mang nhiều tính rủi ro, đòi hỏi doanh nghiệp nhập khẩu phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi tiến hành các thủ tục xuất nhập khẩu, bởi đặc tính hóa chất là mặt hàng nguy hiểm, cần có sự giám sát, quả lý nghiêm ngặt. Trong xuất nhập khẩu hoá chất, có một thuật ngữ gọi là Bảng chỉ dẫn MSDS (gọi tắt là MSDS). Vậy MSDS là gì, vai trò của nó là gì, làm sao để đọc hiểu,.. tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết này của Kuai Logistics.
MSDS là gì?
MSDS được viết tắt của từ Material Safety Data Sheet, có nghĩa là bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất. MSDS là văn bản chỉ ra những thông tin có liên quan đến các thuộc tính của hoá chất, nhằm mục đích giúp cho những người làm việc có thể hiểu biết và tiếp xúc một cách an toàn, đồng thời có cách chủ động phòng tránh và xử lý trong những trường hợp rủi ro hóa chất có thể gây ra.
Bảng chỉ dẫn MSDS thường được áp dụng với các mặt hàng có khả năng gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển, bảo quản, xếp dỡ lên xuống,.. Do vậy, khi muốn xuất nhập khẩu các mặt hàng nguy hiểm, doanh nghiệp bắt buộc phải xuất trình được bảng chỉ dẫn MSDS thì mới đủ điều kiện để xem xét có được vận chuyển mặt hàng đó hay không.
Chức năng của Bảng chỉ dẫn MSDS là gì?
Ngoài chức năng được đề cập ngay ở phần khái niệm nói trên, bảng chỉ dẫn MSDS còn có một số chức năng khác, bao gồm:
- Giúp doanh nghiệp tìm ra các giải pháp phù hợp cho vấn đề vận chuyển hàng hóa. MSDS giúp hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ, sắp xếp hàng hoá, mặt khác giúp doanh nghiệp chủ động xử lý được những sự cố bất ngờ xảy ra.
- Cảnh báo về các nguy cơ trong quá trình sử dụng các vật liệu và hóa chất, đồng thời nêu rõ các khuyến nghị về vận chuyển và xử lý để tránh rủi ro.
- Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng các vật liệu và hóa chất một cách an toàn cho người lao động.
- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc an toàn, bao gồm việc trang bị đầy đủ các thiết bị và áp dụng biện pháp đảm bảo an toàn. Đồng thời, MSDS cũng là căn cứ để áp dụng cho quá trình đào tạo về các quy trình làm việc khi tiếp xúc với vật liệu và hóa chất.
- Cung cấp thông tin đầy đủ cho mọi người trong việc ứng cứu các sự cố, giúp nhận biết các dấu hiệu của sự cố và xử lý chúng một cách hiệu quả.
Nội dung, thành phần của Bảng chỉ dẫn MSDS
Một bảng MSDS chuẩn sẽ phải có chứa đầy đủ và chính xác các nội dung dưới đây:
Tên thành phần các hóa chất
Liệt kê đầy đủ các thành phần hóa chất cấu thành sản phẩm, kèm theo nhận biết hóa chất nguy hiểm. Sử dụng số hiệu CAS để xác định chính xác thành phần hóa học, vì một hóa chất có thể có nhiều tên gọi khác nhau.
Người lập Bảng chỉ dẫn MSDS
Cung cấp thông tin đầy đủ về người lập MSDS, bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ liên hệ và ngày lập MSDS.
Thông tin sản phẩm hàng hóa
Các chứng từ mua bán cần cung cấp chính xác các thông tin về sản phẩm, cấu trúc thành phần, công thức hóa học và khối lượng phân tử,..
Tính lý tính
Mô tả đặc điểm sản phẩm, bao gồm dạng rắn, lỏng hay khí. Cung cấp thông tin về hình dáng bên ngoài, khối lượng riêng, độ pH, nhiệt độ sôi, độ bay hơi, và các thông số tương tự.
Khả năng cháy
Đưa ra thông tin về nhiệt độ, điều kiện cháy và nổ của sản phẩm, cùng với các biện pháp xử lý khi xảy ra cháy hoặc nổ. Cung cấp hướng dẫn về lưu trữ, đóng gói và vận chuyển hàng hóa theo đúng quy định kỹ thuật.
Phản ứng của sản phẩm
Cung cấp thông tin về khả năng phản ứng của hóa chất với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và các yêu cầu bảo quản, đóng gói và vận chuyển sản phẩm. Đồng thời, cung cấp hướng dẫn xử lý khi có phản ứng hóa học xảy ra đột ngột.
Độ độc hại (độc tính)
Mô tả tác động của chất hóa học độc hại lên người tiếp xúc. Cung cấp hướng dẫn về cách xử lý và cấp cứu khi có người tiếp xúc trực tiếp với chất độc. Bao gồm cách xử lý khi người lao động tiếp xúc với hóa chất trên da, mắt hay nuốt phải. Mức độ ô nhiễm cụ thể với nước, không khí, đất dựa trên chỉ số phát tán ra môi trường.
Ai là người làm và chịu trách nhiệm với Bảng chỉ dẫn MSDS
Vậy ai sẽ là người làm MSDS? Hiện nay, việc thực hiện công việc khai báo MSDS thường đảm nhiệm bởi các shipper – người gửi bao gồm các công ty sản xuất, nhà phân phối hay là cá nhân sẽ cung cấp thông tin để khai báo MSDS
Dưới đây là một số điểm cần lưu ý cho người làm MSDS:
- Bảng chỉ dẫn MSDS hoàn chỉnh sẽ cần yêu cầu đầy đủ thông tin đã kể ở trên. Các thông tin này phải được viết chính xác và khớp với các tài liệu và chứng từ tương ứng.
- Một MSDS hợp lệ sẽ có dấu mộc tròn của nhà sản xuất, nhà phân phối hoặc người gửi hàng, đó là cơ sở xác định tính pháp lý. Trường hợp MSDS bị làm giả, người chịu trách nhiệm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
- Khi gửi lô hàng, bảng chỉ dẫn MSDS phải được đính kèm từ đại lý vận chuyển. Sau đó, lô hàng sẽ được chuyển qua các dịch vụ vận chuyển như DHL, FedEx, TNT, UPS,… để thông qua kiểm tra an ninh hải quan. Người gửi hàng sẽ chịu trách nhiệm nếu lô hàng bị gửi sai. Trong trường hợp này, lô hàng có thể bị tạm giữ và việc lập biên bản và cần phải đóng phí phát. Sau cùng, hàng hóa sẽ được trả về hoặc hủy tùy thuộc vào loại hàng hóa.
Các câu hỏi thường gặp về MSDS
MSDS là viết tắt của từ gì?
Trả lời: Msds là viết tắt của Material Safety Data Sheet.
Làm MSDS ở đâu?
Trả lời: Bảng chỉ dẫn MSDS sẽ do người gửi hàng là công ty sản xuất hoặc công ty phân phối (thương mại, cá nhân) được gọi chung là shipper khai báo cho người sử dụng biết rõ thông tin.
Trên đây là những giải đáp của Kuai Logistics về câu hỏi MSDS là gì, chức năng của MSDS ra sao,… Hi vọng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc cũng như quý doanh nghiệp quan tâm.