Quy trình nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam trải qua những bước nào, thủ tục hải quan có gì cần lưu ý? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây!
Các bước trong quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu
Thực tế tuỳ thuộc vào từng loại hàng hoá mà doanh nghiệp sẽ cần làm các thủ tục hải quan khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, một quy trình chung sẽ bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Xác định loại hàng hoá nhập khẩu
Doanh nghiệp cần xác định mặt hàng mình định nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm nào, có thuộc danh sách hàng hoá đặc biệt, hàng hạn chế nhập khẩu hay cấm nhập khẩu hay không. Cụ thể, có 5 danh mục hàng cần lưu ý như sau:
- Hàng thương mại thông thường: Đủ điều kiện tiến hành làm thủ tục nhập khẩu.
- Hàng cấm nhập khẩu: Doanh nghiệp phải dừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu mặt hàng này để tránh các rắc rối vướng mắc về mặt pháp lý (Kiểm tra tại danh mục hàng cấm nhập khẩu tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP).
- Hàng phải xin giấy phép nhập khẩu: Doanh nghiệp cần hoàn tất các thủ tục xin giấy phép nhập khẩu trước khi đưa hàng về cảng để tránh phát sinh các chi phí thuê kho bãi trong lúc chờ được cấp giấy phép.
- Hàng cần công bố hợp chuẩn hợp quy: Tương tự như mặt hàng xin giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp phải làm thủ tục công bố hợp chuẩn hợp quy cho lô hàng của mình trước khi đưa về cảng.
- Hàng cần kiểm tra chuyên ngành: Việc kiểm tra chuyên ngành sẽ được thực hiện sau khi đưa hàng về cảng. Sau khi cơ quan chức năng kiểm tra và trả kết quả, doanh nghiệp sẽ tiến hành các thủ tục còn lại.
Bước 2: Ký kết hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng ngoại thương hay còn gọi là Sale Contract là văn bản thể hiện giao dịch của 2 bên, được yêu cầu trong tất cả các bộ hồ sơ xuyên suốt trong quá trình thông quan hàng hoá nhập khẩu.
Bước 3: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá
Một bộ chứng từ đầy đủ giấy tờ để hoàn tất thủ tục nhập khẩu một lô hàng bao gồm:
- Hợp đồng thương mại (Sale Contract).
- Vận đơn lô hàng (Bill of Landing).
- Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).
- Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).
- Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng (C/O).
- Các giấy tờ liên quan khác.
Bước 4: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành
Đây là thủ tục bắt buộc phải làm nếu như lô hàng của bạn có tên trong danh mục hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành.
Sau khi nhận được giấy báo Arrival Notice (thông báo hàng đến – thường khoảng 2 ngày trước khi tàu cập cảng), doanh nghiệp cần làm đăng ký kiểm tra chuyên ngành.
Bước 5: Khai và truyền tờ khai hải quan
Sau khi nhận giấy báo hàng đến, doanh nghiệp cần tiến hành điền tờ khai hải quan.
Các quy trình điền tờ khai hải quan đã được Kuai viết chi tiết tại các bài viết trước, anh chị tham khảo tại:
>> Khai báo hải quan là gì? Quy trình, Thủ Tục, Chi Phí Đối Với Mỗi Loại Hàng Hóa
>> Cách Đăng Ký Và Quy Trình Khai Báo Hải Quan Điện Tử Chi Tiết
Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm khai báo hải quan thì nên sử dụng dịch vụ hải quan trọn gói của các đơn vị uy tín để tránh các sai sót làm ảnh hưởng đến tiến độ nhập khẩu cũng như phát sinh các chi phí không cần thiết.
Sau khi tiến hành khai báo hải quan, cần phải chờ kết quả trả về thì doanh nghiệp mới có thể thực hiện bước tiếp theo.
Bước 6: Lấy lệnh giao hàng
Lệnh giao hàng hay Delivery Order là chứng từ được hãng tàu hoặc công tư chuyên vận chuyển phát hành, dùng để yêu cầu đơn vị lưu hàng ở cảng hoặc kho chứa hàng hoá cho chủ sở hữu hàng.
Hồ sơ yêu cầu cấp lệnh giao hàng bao gồm:
- Chứng minh nhân dân bản sao.
- Vận đơn bản sao.
- Vận đơn bản gốc đã được lãnh đạo công ty đóng dấu.
- Tiền phí.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, doanh nghiệp mang đến hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng.
Trong trường hợp doanh nghiệp nhập hàng nguyên công FCL, cần kiểm tra kỹ hạn miễn phí lưu công để đóng phí gia hạn nếu hết hạn lưu công miễn phí.
Bước 7: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan
Sau khi điền tờ khai, hệ thống sẽ căn cứ vào nội dung trong tờ khai để phân luồng hàng hoá. Tuỳ vào từng loại mà doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục khác nhau, cụ thể:
- Luồng xanh: Chỉ cần in tờ khai và hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế, không cần kiểm tra hay làm thủ tục gì thêm.
- Luồng vàng: Lô hàng bắt buộc phải được đơn vị Hải quan kiểm tra hồ sơ. Doanh nghiệp cần hết sức cẩn thận trong khâu này, tránh các sai sót xảy ra để hạn chế trục trặc trong quá trình thông quan
- Luồng đỏ: Lô hàng chắc chắn bị kiểm hoá – trải qua quy trình kiểm định cực kỳ gắt gao, mất rất nhiều thời gian, đồng thời phát sinh nhiều chi phí đi kèm.
Bước 8: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan bắt buộc.
Sau khi tờ khai hải quan được thông qua, doanh nghiệp hoàn tất nghĩa vụ nộp thuế của mình. Với hàng nhập khẩu, 2 khoản thuế cần nộp đó là:
- Thuế nhập khẩu.
- Thuế giá trị gia tăng VAT.
Đối với một số mặt hàng có tính đặc thù, doanh nghiệp sẽ phải đóng thêm thuế mô trường và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Bước 9: Làm thủ tục đổi lệnh
Công đoạn này được thực hiện sau khi doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục liên quan tới hải quan và thuế.
Trong thời gian này, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ và chắc chắn lệnh giao hàng vẫn còn hiệu lực hoặc phải gia hạn với hãng tàu nếu lệnh hết hạn. Sau đó, người đại diện doanh nghiệp sẽ đến phòng thương vụ của cảng để xuất trình các giấy tờ như lệnh giao hàng, giấy giới thiệu của chủ hàng, mã vạch tờ khai hải quan,.. để nhân viên phòng thương vụ lên đơn, sau đó doanh nghiệp tiến hành thanh toán các khoản phí cần thiết, nhận phiếu giao nhận (ER).
Bước 10: Chuyển hàng hoá về kho bảo quản
Đây chính là công đoạn cuối cùng để đưa hàng về kho sau khi doanh nghiệp hoàn tất toàn bộ thủ tục và đóng các khoản phí cần thiết. Lúc này, doanh nghiệp cần lưu ý để thực hiện các phương án phù hợp:
- Thuê phương tiện chuyên chở đến lấy hàng về.
- Thuê nhà kho hoặc bến bãi để bảo quản lô hàng.
Như vậy là hoàn tất quy trình khai báo hải quan hàng nhập khẩu.
Khi thực hiện quy trình khai báo hải quan hàng nhập khẩu, doanh nghiệp cần lưu ý những gì?
Một số vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý khi khai báo hải quan hàng nhập khẩu, cụ thể như sau:
- Số lượng tờ khai: Mỗi tờ khai sẽ được khai tối đa 50 mặt hàng, nếu số mặt hàng nhiều hơn thì phải dùng nhiều tờ khai và chúng được liên kết với nhau bằng số nhánh của tờ khai.
- Thuế suất: Khi người khai sử dụng IDA, hệ thống sẽ tự động lấy thuế suất tại ngày dự kiến khai báo IDC để điền vào.
- Cần lưu ý các mặt hàng thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế để đảm bảo lợi ích của mình khi tiến hành khai báo trên hệ thống.
- Cần nhập mã thuế suất thuế VAT vào mục có sẵn trên màn hình để đăng ký khai báo nhập khẩu.
- Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai. Hệ thống sẽ từ chối cấp số tờ khai và báo lỗi. Tuy nhiên nếu như hàng rơi vào những trường hợp cấp bách như cứu trợ, phục vụ an ninh quốc phòng thì vẫn được hệ thống chấp nhận.
- Đăng ký bảo lãnh riêng trước khi cấp số tờ khai. Nếu rơi vào trường hợp này, doanh nghiệp cần chắc chắn số vận đơn phải khớp với số vận đơn khai trong màn hình nhập liệu.
- Bắt buộc phải khai trên nhiều tờ khai khác nhau nếu thời hạn nộp thuế khác nhau (kể cả khi cùng 1 mặt hàng). Khai mỗi tờ tương ứng với từng thời hạn nộp thuế.
- Tỷ giá tính thuế:– Nếu như người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ đăng kí tờ khai và khai thông tin nhập khẩu trong cùng 1 ngày thì sẽ có tỷ giá tính thuế giống nhau.– Nếu như làm thủ tục trong 2 ngày có tỉ giá khác nhau thì doanh nghiệp sẽ báo lỗi. Khi đó, người khai hải quan sẽ dùng nghiệp vụ IDB để báo lại, thực chất là gọi lại IDA.
Trên đây là 10 bước trong quy trình khai báo hải quan hàng nhập khẩu cũng như các vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình khai báo, nhập khẩu hàng hoá.
Quý doanh nghiệp quan tâm tới dịch vụ khai báo hải quan trọn gói vui lòng liên hệ hotline 084 651 6666 để được tư vấn chi tiết và nhanh nhất.