Khai báo hải quan là gì?

Khai báo hải quan là hoạt động bắt buộc khi tiến hành xuất khẩu và nhập khẩu các loại hàng hoá ra/vào một quốc gia, được thực hiện khi hàng hóa, phương tiện dừng tại cửa khẩu, cảng biển, càng hàng không để đi vào hoặc đi ra lãnh thổ quốc gia đó.

Dựa vào hồ sơ khai báo hải quan, cơ quan hải quan sẽ thực hiện các công việc cần thiết để kiểm tra các mặt hàng có tuân thủ quy định của pháp luật hay không, từ đó đưa ra quyết định có đồng ý xuất/nhập khẩu mặt hàng đó ra/vào lãnh thổ quốc gia hay không.

khai báo hải quan là gì

Ai là người thực hiện khai báo hải quan?

Hoạt động khai báo hải quan được thực hiện bởi người khai hải quan, gồm các đối tượng sau:

– Chủ hàng hoá cần xuất/nhập khẩu;

– Chủ phương tiện, cá nhân điều khiển phương tiện vận tải xuất/nhập cảnh, hoặc người được chủ phương tiện xuất/nhập cảnh uỷ quyền;

– Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất/nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư miễn thuế;

– Người thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa, trung chuyển hàng hóa; 

– Đại lý làm thủ tục hải quan; 

– Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trừ trường hợp chủ hàng hoá có yêu cầu khác.

Khai hải quan được thực hiện trên tờ khai hải quan giấy hoặc được thực hiện theo phương thức điện tử. Trong đó, phương thức điện tử đang ngày càng trở nên chiếm đa số bởi nó diễn ra thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn và đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Lưu ý: Hoạt động khai báo hải quan chỉ áp dụng cho hàng hoá và phương thức vận tải, không áp dụng đối với con người – các thủ tục xuất nhập cảnh của công dân được giải quyết bởi cơ quan an ninh hoặc bộ đội biên phòng. 

Những yêu cầu bắt buộc đối với hàng hoá và người khai báo hải quan 

Người khai hải quan: 

– Khai chính xác, trung thực, đầy đủ, rõi ràng các thông tin trên tờ khai

– Tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp vào ngân sách nhà nước

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai trong tờ khai hải quan

– Khai đầy đủ số, ngày, tháng, năm của hoá đơn trên tờ khai nếu khai tờ khai hải quan giấy, hoặc lập bản kê chi tiết kèm theo nếu không thể khai hết các hoá đơn trên tờ khai.

Hàng hoá:

– Hàng hoá xuất/nhập khẩu theo các loại hình khác nhau thì phải khai trên tờ khai theo từng loại hình tương ứng. Mỗi một tờ khai hải quan được khai báo cho lô hàng có một hóa đơn.

Quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu

Tuỳ vào từng loại hàng hoá nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ cần làm các thủ tục hải quan khác nhau. Tuy nhiên, một quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu cơ bản bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định loại hàng nhập khẩu

Cần xác định loại hàng nhập khẩu thuộc diện nào để xác định được việc cần làm. Chẳng hạn nếu là hàng thông thường thì không cần lưu ý gì đặc biệt nhưng nếu là hàng hóa phải công bố hợp chuẩn hợp quy, doanh nghiệp phải làm thủ tục công bố hợp quy trước khi hàng được đưa về cảng…

Bước 2: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá

Trong quá trình làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ, cơ bản gồm các giấy tờ sau:

– Hợp đồng thương mại (Sale Contract).

– Vận đơn lô hàng (Bill of Landing).

– Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).

– Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng (C/O).

– Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).

Bước 3: Khai và truyền tờ khai hải quan

Sau khi hãng vận chuyển gửi giấy báo hàng đến, doanh nghiệp cần tiến hành lên tờ khai hải quan và điền đầy đủ thông tin trên tờ khai. Khi tờ khai hoàn tất và được truyền đi, hệ thống sẽ tự động cấp số nếu như thông tin chính xác và đầy đủ.

Bước 4: Lấy lệnh giao hàng

Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau và mang đến hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng:

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân bản sao.

– Vận đơn bản sao.

– Vận đơn bản gốc có dấu.

Bước 5: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan

Sau khi tờ khai được truyền đi, hệ thống sẽ phân luồng hàng hoá thành luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ.

– Luồng xanh: Doanh nghiệp in tờ khai và đóng thuế.

– Luồng vàng: Đơn vị Hải quan kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng.

– Luồng đỏ: Hàng bị kiểm hoá.

Bước 6: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan

Sau khi tờ khai đã được truyền và thông qua, doanh nghiệp cần tiến hành nộp 2 loại thuế chính, đó là:

– Thuế nhập khẩu.

– VAT.

Ngoài ra, tuỳ vào một số loại hàng, có thể phải nộp thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bước 7: Chuyển hàng hoá về kho bảo quản

Thời hạn để nộp tờ khai hải quan 

Căn cứ vào Điều 23 Luật Hải quan 2014, thời hạn để nộp tờ khai hải quan được quy định như sau:

– Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo, muộn nhất là 4 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh. 

Riêng đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh, thời gian muộn nhất để nộp tờ khai hải quan là 2 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh. 

– Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.

 Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký.

Những lưu ý đối với tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan phải được nộp tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất, hoặc Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng. 

Việc đăng ký tờ khai hải quan được thực hiện ngay sau khi người khai hải quan khai, nộp đủ hồ sơ hải quan theo quy định và được cơ quan hải quan kiểm tra các điều kiện đăng ký tờ khai hải quan, bao gồm:

– Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các thông tin khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan;

–  Kiểm tra việc thực hiện chính sách thuế, kiểm tra việc áp dụng văn bản thông báo kết quả xác định trước

– Kiểm tra việc áp dụng biện pháp cưỡng chế tạm dừng làm thủ tục hải quan. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ căn cứ vào hồ sơ hải quan và thực tế hàng hóa để quyết định việc làm thủ tục hải quan.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc khai báo hải quan là gì, các quy trình, thủ tục khai báo hải quan cần thiết. Hiện nay, các doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện việc khai báo hải quan trên cổng thông tin số bằng chữ ký số. Tuy nhiên với các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm khai báo, muốn quá trình thông quan diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, doanh nghiệp thường sử dụng dịch vụ khai báo hải quan từ các đơn vị như Kuai Logistics để yên tâm hơn.

Vui lòng liên hệ hotline hoặc để lại thông tin để nhận tư vấn và báo giá dịch vụ khai báo hải quan tại Kuai Logistics!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *