Thương hiệu OEM là gì? Sản phẩm OEM do nước nào sản xuất? Trên thực tế chúng ta có nên mua hàng OEM hay không? Tất cả thông tin đều được nêu rõ trong bài viết dưới đây của Kuai Logistics.
Thương hiệu OEM là gì?
OEM là thuật ngữ viết tắt của cụm từ “Original Equipment Manufacturer”, nghĩa là “Nhà sản xuất thiết bị gốc”. Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ những doanh nghiệp, nhà xưởng, nhà sản xuất thực hiện việc sản xuất theo yêu cầu đơn đặt hàng từ các công ty khác.
Trong mô hình OEM, công ty sản xuất (OEM) thường được hợp đồng bởi một công ty thương mại (Brand Owner) để sản xuất hàng hóa theo yêu cầu và đặc điểm của thương hiệu của họ. Công ty OEM thường không gắn thương hiệu của riêng mình vào sản phẩm và không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cuối cùng, thay vào đó, sản phẩm sẽ mang thương hiệu của công ty đặt hàng.
Thương hiệu OEM thường xuất hiện trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, như ô tô, điện tử, máy tính, thiết bị gia dụng, thiết bị y tế, và nhiều ngành công nghiệp khác.
Thương hiệu OEM là của nước nào?
Thương hiệu OEM không phải là của một quốc gia cụ thể. Thuật ngữ “OEM” chỉ mô tả một mô hình kinh doanh, trong đó một công ty sản xuất hàng hoặc thành phần sản phẩm dưới thương hiệu của các công ty khác. Các công ty OEM có thể có nguồn gốc từ bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Ví dụ, có thể có một công ty OEM có trụ sở ở Trung Quốc sản xuất các thành phần điện tử dưới thương hiệu của các công ty trụ sở ở Mỹ. Tương tự, một công ty OEM từ Đức có thể sản xuất các bộ phận ô tô dưới thương hiệu của các công ty Nhật Bản. Quốc gia của công ty OEM phụ thuộc vào nơi mà công ty đó hoạt động và có trụ sở chính, không phụ thuộc hay cố định vào định nghĩa OEM.
Lợi thế về chiến lược trong kinh doanh của loại hàng OEM
So với hình thức sản xuất truyền thống, có thể dễ dàng thấy được những lợi thế vượt trội khi kinh doanh các mặt hàng OEM, đặc biệt là khâu sản xuất.
– Giảm chi phí sản xuất: Các công ty OEM thường có khả năng sản xuất hàng loạt lớn và tối ưu hóa quy trình sản xuất, giúp giảm chi phí sản xuất. Họ có thể sử dụng các dây chuyền sản xuất hiệu quả và khả năng mua nguyên vật liệu với giá thấp hơn, từ đó cung cấp sản phẩm với giá thành cạnh tranh.
– Tập trung vào chuyên môn: Các công ty OEM thường tập trung vào khả năng chuyên môn của mình trong việc sản xuất hàng hoặc thành phần cụ thể. Họ không cần phải lo lắng về việc tiếp thị và quảng bá thương hiệu, mà tập trung vào việc sản xuất chất lượng và đáp ứng yêu cầu của công ty đối tác.
– Độ linh hoạt cao: OEM thường có khả năng tùy chỉnh sản phẩm theo yêu cầu của công ty đối tác. Họ có thể thay đổi thiết kế, tích hợp các yếu tố đặc biệt hoặc tương thích với hệ thống hiện có của công ty đối tác. Điều này cho phép OEM cung cấp giải pháp đáp ứng nhu cầu đặc thù của khách hàng.
– Phát triển thương hiệu của công ty đối tác: OEM không gắn thương hiệu của riêng mình vào sản phẩm, mà sử dụng thương hiệu của đối tác đặt hàng. Điều này giúp bên đặt hàng xây dựng và phát triển thương hiệu của mình trong khi sử dụng năng lực sản xuất của OEM.
– Mở rộng quy mô và thị trường: Bằng cách hợp tác với các công ty OEM, công ty đối tác có thể mở rộng quy mô sản xuất mà không cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nhân sự mới. Họ có thể tiếp cận các thị trường mới, thậm chí vượt qua ranh giới quốc gia mà OEM đã có sự hiện diện.
Những yêu cầu về hàng hóa của hàng OEM
Các yêu cầu về hàng hóa của hàng OEM phụ thuộc vào yêu cầu của công ty đối tác mà họ đang sản xuất cho. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, bên đặt hàng và phía công ty OEM đều phải tuân thủ yêu cầu như sau:
– Phía doanh nghiệp đặt hàng: phải báo trước cho nhà sản xuất dưới hình thức đơn đặt hàng hoặc hợp đồng sản xuất số lượng hàng hoá đặt sản xuất là bao nhiêu, thời hạn sản xuất mong muốn là bao lâu, những yêu cầu cụ thể về sản phẩm như màu sắc, thông số kỹ thuật,.. cho phía công ty OEM.
– Phía doanh nghiệp OEM: sản xuất, cung ứng đúng, đủ sống lượng sản phẩm cũng như chất lượng đạt yêu cầu như đã thoả thuận. Không tự ý bán lẻ hàng ra ngoài thị trường theo hình thức bán riêng hay tách rời.
Thương hiệu OEM trên các sàn TMĐT như Lazada và Tiki
Thương hiệu OEM trên Lazada
Thương hiệu OEM trên Lazada là những sản phẩm có thương hiệu OEM được đăng bán trên sàn TMĐT Lazada. Những sản phẩm này thường không cần cung cấp giấy tờ gì cho phía sàn. Các chủ gian hàng có thể cạnh tranh nhau mà không cần đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm mình đang kinh doanh.
Thương hiệu OEM trên Tiki
Cũng giống như trường hợp của hàng OEM trên Lazada, thương hiệu OEM trên Tiki là những sản phẩm gắn thương hiệu OEM được bán trên kênh này mà không cần cung cấp bất cứ giấy tờ nào cho kênh.
Thông thường, các nhà bán thường chọn bán các sản phẩm OEM trên các nền tảng này để tăng thêm uy tín thương hiệu mình sở hữu, cũng như tiếp cận khách hàng nhiều hơn.
Có nên mua hàng OEM hay không?
Đối với hàng OEM trên lazada, tiki
Hàng OEM được bán rộng rãi trên các sàn TMĐT như Lazada, Shopee, Tiki,… với giá thành cực kỳ cạnh tranh, chất lượng ổn định, tính năng không thua kém các sản phẩm thương hiệu lớn trong khi giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.
Tuy nhiên việc bày bán quá nhiều sản phẩm từ các thương hiệu OEM trên các kênh này cũng chính là lí do khiến nhiều người hiểu nhầm về sản phẩm OEM, cho rằng các sản phẩm theo mô hình này có chất lượng kém.
Do vậy, tuỳ vào nhu cầu, khả năng tài chính, người mua cần tìm hiểu, cân nhắc khi lựa chọn mua hàng OEM trên các sàn TMĐT này.
Đối với hàng OEM trên thị trường nói chung
Quyết định mua hàng OEM hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nhu cầu cũng như khả năng tài chính là 2 yếu tố ảnh hưởng nhất.
Nếu như tài chính vừa phải, bạn muốn mua các sản phẩm chất lượng, giá phải chăng, bạn không quá quan trọng tên thương hiệu, thì mua hàng OEM là một lựa chọn đáng cân nhắc. Các sản phẩm OEM tuy giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các sản phẩm từ thương hiệu lớn, nhưng chất lượng cũng như thiết kế vẫn rất ấn tượng, không hề kém cạnh các đối thủ khác.
Tất nhiên, đi kèm với những ưu điểm kể trên, hàng OEM cũng tồn tại một số nhược điểm như vấn đề bảo hành, bảo dưỡng hay có thể xuất hiện hàng giả, hàng nhái. Tuy nhiên so với mức giá bỏ ra, hàng OEM vẫn được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn nhờ sự tiện lợi cũng như giá thành phù hợp túi tiền.
Những lưu ý khi chọn mua hàng hóa OEM bạn cần biết
Như đã nói ở trên, hàng OEM có thể bị nhái, gắn mác vô tội vạ, nên ranh giới giữa hàng thương hiệu OEM chất lượng và hàng kém chất lượng là rất mong manh. Do vậy khi mua hàng, bạn cần lưu ý những điểm sau để có thể lựa chọn được những sản phẩm tốt với mức giá phải chăng:
– Không nên mua các sản phẩm gắn mác OEM nhưng có giá quá rẻ. Đương nhiên giá rẻ là một ưu thế, tuy nhiên cần nhớ rằng dù là hàng “remake”, nhưng hàng OEM vẫn được sản xuất, gia công theo yêu cầu của bên đặt hàng, vẫn phải đạt mức chất lượng tiêu chuẩn, nên giá thành dù rẻ hơn cũng không quá chênh lệch nhiều so với hàng chính hãng.
– Kiểm tra chất lượng trước khi mua. Được coi là bản “dupe” của các sản phẩm chính hãng, vậy nên hàng OEM cũng cần có những tiêu chí chất lượng nhất định chứ không thể quá tệ được, vậy nên bạn cần kiểm tra chất lượng sản phẩm kỹ khi mua để có thể sở hữu các sản phẩm tốt từ các thương hiệu OEM.
– Lựa chọn thương hiệu OEM hoặc công ty cung cấp uy tín. Bạn có thể cân nhắc các thương hiệu OEM nổi tiếng hoặc đã sản xuất các sản phẩm chất lượng trước đó để tránh mua phải hàng kém chất lượng.
Trên đây là những thông tin chi tiết về thương hiệu OEM, các sản phẩm cũng như những lưu ý khi mua hàng OEM mà bạn cần ghi nhớ.
Ngoài ra, Kuai Logistics hiện đang cung cấp dịch vụ kết nối doanh nghiệp với các công ty, xưởng OEM uy tín tại Trung Quốc, mang đến nguồn xưởng sản xuất các mặt hàng đa dạng dạng, chất lượng với chi phí tối ưu nhất.
Vui lòng để lại thông tin đăng ký hoặc gọi ngay hotline 084 651 6666